Tổ chức giáo dục quốc tế 2G - Develop a global mindset

Đánh thức động lực học tập - Chuyện không hề khó như bạn nghĩ!

"Động lực" là một yếu tố quan trọng và không thể thiếu trong việc tạo tác động tích cực đến quá trình và kết quả học tập của học sinh. Động lực đúng đắn sẽ giúp cho học sinh cố gắng tiến về phía trước và không có thái độ trì hoãn trong việc học. Vậy làm thế nào để tạo ra và duy trì động lực trong học tập? Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho bạn một số phương pháp hữu ích!

"Động lực" là một yếu tố quan trọng và không thể thiếu trong việc tạo tác động tích cực đến quá trình và kết quả học tập của học sinh. Động lực đúng đắn sẽ giúp cho học sinh cố gắng tiến về phía trước và không có thái độ trì hoãn trong việc học. Vậy làm thế nào để tạo ra và duy trì động lực trong học tập? Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho bạn một số phương pháp hữu ích!

I. Tạo động lực bằng cách đặt mục tiêu 

Một cách vô cùng hiệu quả mà bạn có thể áp dụng đó là đặt cho mình những mục tiêu học tập cụ thể. Đó có thể là những mục tiêu ngắn hạn (ví dụ như mục tiêu dành cho bài kiểm tra sắp tới) hoặc những mục tiêu dài hạn (có thể là những thành tựu mà bạn muốn đạt được trong 2 đến 3 năm tiếp theo). Những mục tiêu được đặt ra sẽ biến thành động lực thôi thúc bạn cố gắng không ngừng nghỉ và sẵn sàng thực hiện bất cứ điều gì để đạt được chúng. Một hiệu quả khác của việc đặt ra những mục tiêu đó là nó sẽ giúp gia tăng sự nhẫn nại và kiên trì của bản thân người học.

II. Gạt bỏ những yếu tố gây sao nhãng

Động lực học tập của bạn sẽ rất có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gây sao nhãng xung quanh. Có hàng tá những hoạt động chắc chắn sẽ làm bạn cảm thấy hứng thú hơn việc ngồi vào bàn học như lướt web, xem một chương trình gameshow, đi chơi cùng bạn bè,... Tuy nhiên, cần nhớ rằng, bạn phải duy trì động lực học tập để đạt được những mục tiêu đã đề ra. Những yếu tố gây sao nhãng sẽ khiến bạn giảm đi động lực và là nguyên nhân chính dẫn đến việc mất tập trung. Vậy làm sao để gạt bỏ hết những yếu tố này? Hãy nhớ rằng những yếu tố này luôn luôn tồn tại và bạn không thể triệt tiêu hết chúng đi. Thế nên, cách tốt nhất chính là bạn phải xác định được khoảng thời gian tập trung của mình. Tùy theo từng người, khoảng thời gian này có thể kéo dài 15 phút, 30 phút hay thậm chí là vài tiếng đồng hồ liên tục. Khi bắt đầu xuất hiện dấu hiệu mất tập trung và nảy sinh ý muốn làm một việc khác trong lúc đang học, bạn hãy lấy một tờ giấy và ghi lại điều mình muốn làm, sau đó hãy thực hiện việc này khi học xong. Thêm vào đó, không nên học liên tục trong một khoảng thời gian dài vì điều này thực sự không đem lại hiệu quả cao. Bạn nên có những khoảng thời gian nghỉ giữa giờ ngắn tầm 5-10 phút để thư giãn và vận động trước khi quay lại với việc học.

III. Không có thái độ trì hoãn

"Để mai tính" chắc hẳn là suy nghĩ của rất nhiều người chứ không riêng gì các bạn học sinh, sinh viên. Thái độ trì hoãn khiến cho mọi việc trở nên trì trệ và làm cho động lực học tập của bạn đi xuống. Giải pháp là khi cần phải làm gì đó, hãy thực hiện ngay. Ví dụ khi học tiếng Anh, bạn cảm thấy mình đang khá yếu trong kĩ năng speaking. Đừng nghĩ rằng bạn sẽ học nó trong tương lai khi bạn có đủ tự tin và đủ động lực. Hãy bắt tay vào việc cải thiện kĩ năng đó luôn. Động lực không tự dưng sinh ra mà chính bạn phải là người tạo nên nó. Bạn nên biết rằng, khi bạn dừng lại và nghỉ ngơi thì những người khác vẫn đang miệt mài cố gắng. Dừng lại ở đây cũng đồng nghĩa với việc đi thụt lùi và bị bỏ lại phía sau.

IV. Xem thêm các video, đọc các câu quote thúc đẩy động lực

Đừng nghĩ rằng việc làm này là thừa thãi và tốn thời gian. Nếu lặp đi lặp lại điều này, trí não bạn sẽ có thể tự động ghi nhớ và làm theo. Bạn sẽ được truyền cảm hứng, năng lượng và sự tích cực từ những nguồn tư liệu này.

 

Hotline: 0889 666 900